Skip to Content
TỔNG QUAN
TIN TỨC - SỰ KIỆN












ĐƯỜNG DÂY NÓNG

UBND Phường:

024.38541051

Visitor Tracking Visitor Tracking

User Online: 1008
Access in week: 1994
Access in month: 7044
Access in year: 105590
Total visited: 1359222

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách dân chủ, quần chúng của người cán bộ
Publish date 18/05/2018 | 12:34  | Lượt xem: 347

Nhân dịp kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2018); triển khai thực hiện chuyên đề năm 2018: "Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Cổng TTĐT trân trọng giới thiệu bài viết "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách dân chủ, quần chúng của người cán bộ"

 

Nhân dịp kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2018); triển khai thực hiện chuyên đề năm 2018: "Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Cổng TTĐT trân trọng giới thiệu bài viết "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách dân chủ, quần chúng của người cán bộ"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ. Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”“cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy”“cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể” và đi đến kết luận: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vai trò của người cán bộ lớn bao nhiêu thì trách nhiệm của người cán bộ cũng nặng nề bấy nhiêu. Do đó, để làm tốt chức trách, người cán bộ phải đủ đức, đủ tài. Và đức, tài của người cán bộ lại được thể hiện sinh động qua phong cách làm việc. Với thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn của một nhà tư tưởng lớn, Hồ Chí Minh cho rằng, bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc tốt là yêu cầu thường xuyên, cấp bách cho từng con người trong bộ máy nhà nước phục vụ nhân dân và cán bộ phải rèn luyện để có được những tác phong trọng yếu ấy.

Phong cách dân chủ

Hồ Chí Minh cho rằng, đây là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Người cán bộ phải tạo ra được không khí dân chủ thực sự trong nội bộ bằng cách thành tâm lắng nghe và khơi gợi cho quần chúng, cán bộ cấp dưới nói hết quan điểm, ý kiến của mình. Được như vậy thì cấp dưới và quần chúng mới hăng hái đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được coi trọng, được khen ngợi thì những người đó càng thêm hăng hái sáng tạo và làm việc. Như vậy, phong cách dân chủ của người cán bộ không chỉ khơi nguồn sức sáng tạo, phát huy tinh thần cống hiến của quần chúng nhân dân mà còn làm cho tổ chức, cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó.

Người có tác phong dân chủ là người thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người. Người có tác phong dân chủ sẽ không bao giờ “độc tôn chân lý” mà ngược lại, họ thành thực trưng cầu ý kiến phê bình của cấp dưới và nghiêm túc sửa mình với tinh thần cầu thị. Làm như vậy thì chắc chắn người cán bộ sẽ được nhân dân yêu mến, cấp dưới nể trọng.

Nói về sức mạnh của dân chủ, Hồ Chí Minh từng nói: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. Dân chủ mà Hồ Chí Minh nói đến là dân chủ có định hướng, dân chủ phải đi đến sự tập trung, chứ không phải dân chủ quá trớn, dân chủ vô tổ chức.

Hồ Chí Minh không chỉ yêu cầu người cán bộ phải có phong cách làm việc dân chủ mà bản thân Người còn là tấm gương ngời sáng về việc thực hiện tác phong đó. Lịch sử cho thấy, dù trong những hoàn cảnh gấp rút đến đâu, trước khi quyết định những vấn đề lớn liên quan đến sự nghiệp cách mạng và số phận dân tộc, Hồ Chí Minh đều tiến hành thảo luận dân chủ trong tổ chức. Khi viết các tác phẩm quan trọng như: Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước (1966), Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969)…, Người đều xin ý kiến đóng góp của các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Trong các cuộc họp do Hồ Chí Minh chủ tọa, Người thường yêu cầu mọi người hãy “nhìn quanh chân trời”, xem tình hình thế giới ra sao, tình hình trong nước thế nào và ai biết gì cứ nói, tất cả cùng lắng nghe, bàn bạc thấu đáo rồi mới đi đến quyết định. Cuối đời, trong lần làm việc với các cán bộ tuyên huấn về cách làm và xuất bản sách “Người tốt, việc tốt”, Người còn nói: “Bác muốn bàn luận dân chủ, các chú có ý kiến gì trái với Bác thì cứ cãi, nhất trí rồi về làm mới tốt được. Không nên: Bác nói gì, các chú cứ ghi vào sổ mà trong bụng thì chưa thật rõ, rồi các chú không làm hay làm một cách qua loa”. Tinh thần dân chủ, phong cách dân chủ của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ lòng yêu thương và tôn trọng con người, nên Người thực hiện nó như một điều tất yếu.

Phong cách quần chúng

Thấu hiểu vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và coi quần chúng không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của cách mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải có tác phong quần chúng.

Trước hết, người cán bộ phải gần gũi quần chúng, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của quần chúng. Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê bình những cán bộ cậy thế ở trong ban này, ban nọ rồi coi khinh dân, lên mặt với dân. Người cũng phê phán lối lãnh đạo quan liêu, chỉ đạo phong trào trên giấy tờ. Người yêu cầu người cán bộ phải thường xuyên đi xuống cơ sở mà mình phụ trách, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Ngược lại, nếu “cách xa dân chúng, không liên lạc chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”. Tuy nhiên, lắng nghe quần chúng không có nghĩa là “theo đuôi quần chúng”, vì “trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau. Có lớp tiền tiến, có lớp chừng chừng, có lớp lạc hậu”. Người cán bộ phải có bản lĩnh vững vàng để vừa nâng cao trình độ giác ngộ, dân trí của quần chúng, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của một bộ phận quần chúng “chậm tiến”, vừa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình.

Tiếp đến, người cán bộ phải biết cách tổ chức phong trào phù hợp với trình độ, năng lực thực tế của quần chúng. Người phê phán mạnh mẽ lối lãnh đạo quan liêu, áp đặt. Người nói: “Nếu cứ làm theo ý muốn, theo tư tưởng, theo chủ quan của mình, rồi đem cột vào cho quần chúng, thì khác nào “khoét chân cho vừa giầy”… Ai cũng đóng giầy theo chân. Không ai đóng chân theo giầy”. Người cán bộ không được phép cứng nhắc mà phải căn cứ vào thực tế để đề nghị cấp trên điều chỉnh quy tắc, kế hoạch chưa hợp lý.

Thứ nữa, trong công tác và trong sinh hoạt, người cán bộ phải giản dị, hòa đồng với quần chúng, không cho phép mình hưởng điều gì có tính chất “đặc quyền, đặc lợi”. Khi người cán bộ thấm nhuần tác phong quần chúng, họ sẽ được quần chúng nhân dân yêu thương, tin cậy, ủng hộ và khi đó, việc gì họ làm cũng thành công.

Cùng với phong cách dân chủ và quần chúng, phong cách khoa học và nêu gương, nói đi đôi với làm tạo nên phong cách làm việc của người cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Phong cách làm việc của người cán bộ có nhiều nội dung, nhưng tất cả đều gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và xuất phát từ yêu cầu về tài và đức của người cán bộ. Những người làm việc dân chủ, gần gũi quần chúng là bởi họ trọng dân, yêu dân, tin dân. Họ làm việc khoa học, vì họ có đầu óc phân tích, có tư duy rành mạch và sự nhạy cảm trong công việc. Họ nói đi đôi với làm, có ý thức nêu gương, bởi họ có lòng tự trọng, có tinh thần trách nhiệm cao. Người cán bộ có đức, có tài sẽ có tác phong làm việc tốt và ngược lại. Nhưng những ai có ý thức tu dưỡng, rèn luyện cho mình phong cách làm việc tốt thì dần dần cái tài sẽ lớn lên, cái đức sẽ dầy thêm. Và đây cũng là chính là những chỉ dẫn để người cán bộ có đức có tài tiếp tục phấn đấu, vươn lên, toàn tâm, toàn ý phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, của dân tộc./.

Ban Tuyên giáo Quận ủy

(Bản tin Tuyên truyền của Quận ủy, tháng 5/2018)







chuyên mục tiếp cận thông tin

sáp nhập